Tìm Hiểu Về Quy Trình Sản Xuất Vải Cotton Hiện Nay

Nói đến vải cotton không ai là không biết tới bởi đặc tính mát mẻ, khô thoáng và dễ chịu. Đây cũng là loại vải được ưa chuộng lớn nhất trên thị trường thời trang tại Việt Nam. Bài viết hôm nay,Xưởng May Rozaco xin giới thiệu quy trình sản xuất và ưu nhược điểm của vải cotton.
Để tạo ra sản phẩm vải cotton cuối cùng phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Mỗi bước đều được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng để cho ra sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn an toàn, sức khỏe.

Vải cotton là gì?

Vải Cotton

Vải Cotton là loại vải được làm từ sợi tổng hợp và các chất hóa học tạo thành trong quá trình sản xuất. Sản phẩm này ngày nay được ứng dụng rất nhiều trong may mặc.Vải cotton có nguồn gốc từ sợi vải bông. Khi con người trồng bông và đến thời điểm thu hoạch, các cây bông bung ra. Người ta sẽ tiến hành thu hoạch bông sau đó đưa vào quy trình tẩy và tiến hành se thành sợi. Sau khi tạo cuộn người ta tiến hành đưa vào để dệt quần áo.

Quy trình sản xuất Vải cotton

Quy trình sản xuất Vải Cotton

Bước 1: Thu hoạch và phân loại bông

Thu hoạch Bông

Thời điểm tốt nhất để thu hoạch xơ bông là bào khoảng tháng 11 và tháng 12 trong năm. Quá trình thu hoạch cũng được chia nhỏ theo từng đợt. Cụ thể:

  •  Đợt 1: Thu hoạch vào thời điểm cây bông xuất hiện 5 -6 quả bông nở rộ.
  •  Đợt 2: Lấy bông ở tầng giữa, thường sẽ thu hoạch sau đợt 1 từ 10 đến 15 ngày.
  •  Đợt 3: Là đợt cuối cùng, thu hoạch số bông còn sót lại trên cây. Sau khi thu hoạch xong, người ta sẽ phân loại bông thành những nhóm có chất lượng khác nhau. Đối với những quả bông kém chất lượng sẽ được bỏ đi. Số còn lại được đem phơi tại vị trí thoáng mát, sạch và đảm bảo không có tạp chất.

Bước 2: Tinh chế xơ bông

Tinh chế xơ bông

Bông sau khi được phơi khô sẽ được chuyển về để xé xơ và làm sạch. Quá trình xé xơ và tách xơ đơn giản và rất nhẹ nhàng nhưng cũng phải thực hiện đúng kỹ thuật để không ảnh hưởng đế chất lượng từng sợi xơ. Tiếp đến, xơ sẽ được đưa vào lò hơi để nấu và lọc qua nhiều lần. Bước này sẽ giúp loại bỏ các tạp chất như axit hữu cơ, màu thiên nhiên, pectin và nito.

Bước 3: Hòa tan và kéo sợi bông

Kéo sợi xơ bông

Sau quá trình tinh chế, xơ bông từ hình dạng ban đầu sẽ chuyển sang hóa lỏng. Hòa tan xơ bông vào một dung dịch đặc biệt ta được hỗn hợp kéo sợi. Người ta đưa hỗn hợp dó vào máy kéo sợi để tạo ra những sợi cotton siêu nhỏ và dài.

Bước 4: Dệt vải từ sợi bông

Dệt vải từ sợi bông

 Quá trình dệt vải có khá nhiều phương pháp. Thông thường, quá trình dệt vải cotton là sự đan dệt các sợi ngang và dọc với nhau. Lúc này, tấm vải được làm bóng để vải cotton thể hiện những đặc điểm nổi trội như thấm hút tốt nhờ độ trưởng nở mạnh. Ngay sau đó, vải sẽ được tẩy trắng để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình nhuộm vải.

Bước 5: Tiến hành nhuộm vải

Tiến hành nhuộm vải

Thuốc nhuộm vải được kết hợp với hợp chất khác để tại ra một loại màu bền tối đa sau khi nhuộm lên tấm vải cotton. Nhờ tính thấm hút và bền nên sợi vải cotton sẽ nhanh chóng hoàn thành bước này. Sau khi nhuộm, vải sẽ được giặt để tách các hợp chất, đưa đi làm mềm và gia tăng thêm độ bền tạo thành  thành phẩm.

Ưu điểm vải Cotton:

– Chất liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, có khả năng phân hủy tự nhiên, thân với môi trường.

– Vải cotton có khả năng thấm hút tốt, giảm nhiệt và làm mát cơ thể.

– Không gây kích ứng da, đặc biệt an toàn với trẻ nhỏ.

– Khả năng co giãn của vải cotton khá tốt.

Nhược điểm vải Cotton:

Nhược điểm lớn, là chỉ thích hợp với những người có thói quen là quần áo. Đó là vải cotton có khả năng bị nhăn và nhàu. Bạn phải rất nhẹ nhàng khi giặt, thậm chí không nên giặt máy.

Ngoài ra, do có nguồn gốc từ những nguyên liệu thiên nhiên nên giá thành vải cotton nguyên chất khá cao.

Vải cotton thực sự là một loại vải không chỉ có lợi cho sức khỏe con người mà còn rất thân thiện với môi trường. Vì vậy, vải cotton được khuyến khích sử dụng ngày càng nhiều.

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời