Ngày nay có rất nhiều loại vải mới ra đời bằng dây chuyện công nghệ hiện đại có chất lượng khác nhau phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên dòng vải lâu đời như vải lanh vẫn giữ được vị thế của nó trên thị trường về chất lượng vải. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu tại sao vải lanh vẫn được sử dụng phổ biến, không bị lép về so với các dòng vải mới ở bài viết dưới đây.
Nội Dung Bài Viết
Vải lanh là gì? và có gì đặc biệt?
Vải lanh là vải đươc tạo ra từ các bộ phận của cây lanh như vỏ, xơ hay sợi lanh. Sợi lanh là loại sợi có dạng vỏ, có 2 loại: loại sợi sơ ngắn dùng cho vải thô, sợi sơ dài dùng cho vải cao cấp hơn.
Vải lanh sản xuất từ máy dệt cho thành phẩm có số lượng nhiều hơn, mẫu mã đa dạng hơn là phương pháp quay tơ truyền thống.
Khi tiếp xúc với vải lanh ta sẽ cảm thấy mát mẻ, mềm mịn nhất lúc giặt. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản tốt thì loại vải này dễ bị nhăn gây mất thẩm mĩ đặc biệt ở phần cổ áo, nách áo.
Vải lanh có kết cấu dày hoặc mỏng tạo cảm giác xoăn và nhám, đặc biệt nó có thể thay đổi từ khô cứng sang mềm mịn. Nếu được xử lý đúng quy trình thì nó khả năng hút ẩm rất tốt, không gây khó chịu cho da.
Vải có độ bóng tự nhiên cao, có nhiều màu phải qua quá trình tẩy trắng để được màu trắng chuẩn nhất.
Là loại bền và chắc nhất là lúc ướt nhưng loại vải này dễ bị đứt sợi lanh ở các nếp gấp nếu gấp liên tục trong thời gian dài.
Ưu và nhược điểm của loại vải này.
Ưu điểm
Nhìn vào những điểm đặc biệt của vải lanh ta thấy nó có rất nhiều ưu điểm phải không. Cụ thể là:
- Vải có độ bền cao, chắc chắn giống như vải nylon
- Có khả năng thấm hút tốt, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc
- Vải có độ bóng tự nhiên cao, tăng tính thẩm mĩ cho sản phẩm
- An toàn cho da bởi nó có nguồn gốc tự nhiện mà
- Thân thiện với môi trường giống như vải lụa, không hóa chất độc hại
Nhược điểm
- Loại vải này có độ co giãn, đàn hồi kém hơn các loại vải khác.
- Dễ đứt sợi ở các nếp gấp thời gian dài
- Dễ tạo nếp nhăn gây mất thẩm mỹ của sản phẩm.
Phương pháp sản xuất
- Khi thu họach cây lanh làm nguyên liệu thì nên nhổ cả cây hoặc cắt sát gốc để được sợi lanh dài nhất. Sau đó chúng sẽ được sàng lọc để tách hạt. Muốn sợi lanh có chất lượng cao thì yêu cầu quá trình trồng cây lanh và quá trình thu hoạch đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nhất định.
- Tiếp theo cây lanh được mang đi giầm ở trong bồn, bể hoặc trực tiếp ngoài ruộng lanh để lấy xơ bằng quá trình sử dụng các vi khuẩn có ích để tự phân hủy Pectin làm cho các sợi có thể liên kết với nhau. Sau khi giầm cây lanh sẽ được mang đi đập để loại bỏ phần gỗ của thân cây bằng cách nghiền giữa hai con lăn bằng kim loại để tách các phần của thân cây ra.
- Phần xơ lanh sẽ được tách ra và mang đi chải bằng lược để chọn những sợi lanh dài và mịn.
- Cuối cùng các sợi lanh đã được xử lý được mang đi dệt thành vải.
Ứng dụng trong đời sống
Vải lanh được sử dụng giống như các loại vải thông dụng khác như:
Sản xuất hàng may mặc như quần áo, đồ lót, đồ ngủ,…
Sản xuất trang trì đồ nội thất trong gia đình như bọc ghế soopha, bọc đệm, rèm cửa,…
sản xuất hàng tiêu dùng như khăn ăn, khăn trải bàn, khăn bếp…